0
Thư viện ở Lawrence – thành phố lớn thứ 6 tại Kansas, được xây dựng vào năm 1972 theo phong cách thô mộc bởi các kiến trúc sư địa phương Robertson, Peters, Ericsion & Williams. Về phía tây, địa điểm này được bao bọc bởi sự phát triển dân cư; về phía đông giáp trung tâm thành phố; còn phía nam giáp với quảng trường. Tòa nhà hiện đang bị những vấn đề như hệ thống sưởi và điều hòa không khí lỗi thời, định hướng nội thất kém, không đủ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Những kiến trúc sư của công ty Gould Evans (Missouri) được giao trọng trách hiện đại hóa và mở rộng tòa nhà. Trước khi thiết kế, mong muốn và nhu cầu về tòa thư viện được thu thập trực tiếp từ người dân và dùng để tạo cơ sở cho công việc của họ. Các công dân của thành phố nhấn mạnh tính quan trọng của tòa nhà và đề nghị nó được xây dựng để trở thành điểm nhấn đô thị mới. Các nhà kiến trúc phát triển những gì trước đây vốn trông giống như một nhà kho sách trở thành một địa điểm gặp gỡ đa phương tiện cho cả cộng đồng. Họ cho tòa nhà một vẻ ngoài mới cả trong lẫn ngoài. Trong khi vẫn giữ nguyên sự thu hút từ phong cách thô mộc những năm 1970, họ thêm vào cấu trúc kính gương và các tấm đất nung màu cam bao quanh chu vi của tòa nhà như một tấm áo choàng bảo hộ. “Chiếc áo” đặc trưng này bày tỏ lòng kính trọng đối với lối kiến trúc cổ lịch sử bởi hàng gạch đỏ bao quanh toàn khu vực. Trên quan điểm kỹ thuật, sự can thiệp này đồng thời cải thiện hiệu suất nhiệt của toàn bộ tòa nhà.


Các khu vực cần bảo vệ sách khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp được lớp một lớp gạch mờ nhiều màu sắc. Giếng trời và các lam kính mang ánh sáng tự nhiên vào không gian nội thất bên trong. Ngược lại, các góc nhà lại được mở ra bên ngoài với lớp kính từ sàn lên trần cao, cho ánh nắng len lỏi vào bên trong; cho phép bên trong nhìn ra phía ngoài và từ phía ngoài nhìn vào trong. Thêm vào đó, lối vào ốp kính được thiết kế như một cử chỉ mời gọi rõ ràng và mạch lạc đến mọi người xung quanh.

Trong quá trình thay đổi, các nhà kiến trúc sư làm tăng nét hiện đại trong nội thất. Các khách tham quan nhận được sự chào đón tại trung tâm tòa nhà bởi trạng thái cởi mở nồng nhiệt với không gian ngập tràn ánh sáng từ tầng trệt đến tầng thượng. Các chức năng bổ sung bao gồm phòng nghe nhạc với bộ trống, phòng thu, khu vực chơi games cho trẻ con và khu đọc sách. Phần chứa sách và các phương tiện điện tử cho giới trẻ có thể được nhìn thấy từ phía ngoài và mang đến một bản sắc đương đại. Tường bê tông trước đây mang không khí ảm đạm được lớp gỗ nhằm tạo sự ấm áp và thoải mái hơn. Bên ngoài tòa nhà được nâng cao điều kiện sống cùng công viên biểu diễn cùng sân trượt băng. Và nhờ vào sự đổi mới, thư viện không chỉ có cho mình diện mạo mới mà còn tăng sức hút đối với công dân Lawrence. Từ khi mở cửa trở lại, khách tham quan đã tăng lên con số 55% ấn tượng so vời cùng kỳ năm ngoái.

RB12, Rio de Janeiro, Triptyque


Avenda Rio Branco là một đại lộ phát triển thông qua khu thương mại trung tâm Rio de Janeiro trong Porto Maravilha. Hàng loạt các công ty và tổ chức cộng đồng được đặt tại đây. Hơn 5 triệu mét vuông diện tích sàn tại khu vực này đang được tái tạo như một phần của chương trình làm mới đô thị bắt đầu từ năm 2010 để chuẩn bị cho kỳ Olympic mùa hè 2016. Trong số những tòa nhà ở đây có tuổi đời từ năm 1970 có Branco 12 hay RB12 – tháp văn phòng cao 85 mét với tình trạng thiếu cân bằng năng lượng trong những năm gần đây. Để vấn đề này không góp phần trở thành quyết định phá dỡ tòa nhà, mọi người đã quyết định thực hiện một cuộc đại tu hoàn toàn bởi giải pháp “xanh” từ studio kiến trúc Pháp – Brazil Triptyque cho RB12.

RB12 là một ví dụ sâu sắc hơn cho dự án đổi mới diện mạo của những tòa nhà đã cũ. Trong trường hợp này, đội ngũ thiết kế thêm một mặt tiền sinh-khí hậu để lắp mặt lưới đối diện tòa nhà 26 tầng trên chính mặt phố hạn hẹp. Cấu trúc nguyên bản hiện tại được đặt khung kính cải tiến dạng zigzag có thể gấp lại và giảm lượng ánh nắng vào bên trong. Sự can thiệp này đồng thời cho ra một hình ảnh quyến rũ với hiệu ứng ánh sáng giống như một viên kim cương từ những lá kính. Về phía bắc, tòa nhà được trang bị các tấm quang điện để có thể tự tạo ra nguồn năng lượng cho chính nó. Nguồn điện dư khi tạo ra được cho vào lưới điện công cộng để có được sư cân bằng cho tổng thể tòa nhà.


Đáng chú ý hơn, RB12 là tòa nhà thương mại đầu tiên ở Brazil có thể tự phát điện bằng phương tiện công nghệ bền vững. Thêm vào đó các kiến trúc sư cũng cho hệ thống xử lý nước tái chế. Ban công xanh không chỉ đơn thuần mang lại không khí tươi mát cho nhân viên mà đồng thời cũng là hệ thống làm mát hiệu quả. Hệ thống thu nước mưa cung cấp nước cho cây và dùng cho cả việc xả nước hệ thống vệ sinh, bên cạnh hệ thống thông gió tự nhiên cũng đồng thời được lắp đặt cho toàn bộ cấu trúc văn phòng.

Các công dân Brazil bao gồm cả kiến trúc, xem việc nâng cấp các tòa nhà cũ là một ý tưởng tiên phong. Việc trưng bày dự án RB12 được xác định nhằm minh họa cách các công nghệ cao cấp có thể được áp dụng, để biến các tòa nhà trong điều kiện hiện tại thích nghi hoàn hảo, hơn là việc tháo dỡ cả một công trình kiến trúc. Điều này mang đến hy vọng về những nguyên tắc thể hiện trong tòa nhà thương mại này trong tương lai sẽ được áp dụng lên các loại công trình kiến trúc khác. Vừa hoàn thành trong tháng 5/2016, RB12 đã có được một hình ảnh tích cực nhờ vào chất lượng công nghệ lắp đặt. Kết hợp với mặt tiền ốp kính cùng nguồn năng lượng tái tạo đã biến tòa nhà cuối thể kỷ 20 trở thành tòa tháp văn phòng hiện đại với sự cân bằng năng lượng tích cực.


Dù đây có được hướng theo hiệu quả năng lượng, tính thẩm mỹ, hay di sản kiến trúc, những dự án này cho thấy rằng việc “khoác” lên mình chiếc áo mới cho các tòa nhà cũ là một giải pháp hữu hiệu cho những tòa nhà “có tuổi”. Sự can thiệp này cho phép các tòa kiến trúc đáp ứng được nhu cầu hiện tại trong khi vẫn giữ được đặc tính nguyên bản. Và khi các ý tưởng mở rộng ra một quần thể to hơn, không ai có thể phủ nhận kết quả mà nó mang lại.

Nguồn (http://designs.vn/tin-tuc/kien-truc-duong-dai-ruou-cu-binh-moi-phan-2-_191986.html#.WCFZoB-g_IU)

Đăng nhận xét

 
Top